Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2012

Flash cho mầm non : Mèo đi câu cá.

Hình ảnh
Anh em mèo trắng Vác giỏ đi câu Em ngồi bờ ao Anh ra sông cái Hiu hiu gió thổi Buồn ngủ quá chừng Mèo anh ngả lưng Làm luôn một giấc Thầm nghiêm thầm chắc Đã có em rồi.                         Mèo em đang ngồi Thấy bầy thỏ bạn Đùa chơi múa lượn Vui quá là vui Mèo nghĩ: ồ thôi Anh câu cũng đủ Nghĩ rồi hớn hở Nhập bọn vui chơi Lúc ông mặt trời Xuống núi đi ngủ Đôi mèo hối hả Quay về lều tranh Giỏ em giỏ anh Không con cá nhỏ Cả hai nhăn nhó Cùng khóc meo meo... v>

Tranh dùng cho mầm non 5.

Hình ảnh
THẰNG  BỜM Thằng Bờm có cái quạt mo Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu Bờm rằng : Bờm chẳng lấy trâu Phú ông xin đổi ao sâu cá mè Bờm rằng : Bờm chẳng lấy mè Phú ông xin đổi một bè gỗ lim Bờm rằng : Bờm chẳng lấy lim Phú ông xin đổi con chim đồi mồi Bờm rằng : Bờm chẳng lấy mồi Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười. ONG  VÀ  BƯỚM thơ : Nhược Thủy Con bướm trắng - Lượn cành hồng Gặp con ong - Đang bay vội Bướm liền gọi - Rủ đi chơi Ong trả lời :  tôi còn bận Mẹ tôi dặn - Việc chưa xong Đi rong chơi - Mẹ không thích. Truyện kể :    CÁ RÔ RON KHÔNG VÂNG LỜI MẸ Văn Hồng. Trời mưa. Rô mẹ dặn rô con... Rô rủ cá cờ vượt dòng nước... Rô nhìn thấy một cô bướm có đôi cánh màu tím biếc... Rô ron bị mắc cạn... Rô ron hối hận dúi đầu vào lòng mẹ. BÉ  ƠI thơ : Phong Thu Bé này, bé ơi Đừng chơi đất cát Hãy vào bóng mát khi trời nắng to Sau

TÌM ĐẸP- Đoàn Thêm-Một cuốn sách quí về Mỹ học.

Hình ảnh
             TÌM  ĐẸP  -   Đoàn Thêm. Đoàn Thêm là nhà luật học, nhà thơ, sinh ngày 5-11-1915 tại Hà Nội, quê làng Hữu Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, nay là huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, con trai nhà giáo dục, cử nhân Đoàn Triển (1854-1919). Thuở nhỏ học tại trường Bưởi (Chu Văn An), đậu bằng Tú tài Pháp Việt, rồi vào trường Đại học Đông Dương, tốt nghiệp cử nhân luật trước năm 1945. Trong kháng chiến chống Pháp ông tản cư ra vùng tự do, khoảng năm 1951 ông hồi cư về Hà Nội, sau năm 1954 vào làm việc tại Sài Gòn, từng làm việc hành chánh tại văn phòng Phủ tổng thống thời Ngô Đình Diệm (1954-1963). Sau đảo chính 1-11-1963, ông bỏ đời sống công chức, viết văn làm báo. Những năm 60 có lúc ông được trao giải thưởng “văn chương toàn quốc” (Sài Gòn), ông đã từ chối vì cho mình là một công chức cao cấp của chính quyền thì không nên nhận giải. Sau năm 1983 ông được nhà nước Việt Nam cho phép định cư cùng con cháu tại Canada, đế

30-4

Hình ảnh
Ảnh st internet Tôi là một người lái taxi, một nghề rất bình thường trước năm 1975. Một buổi sáng trời mát dịu,  đang đậu xe đợi khách trên đường Nguyễn Du, chợt có một cô gái  khoảng 25 tuổi, tóc ngắn, mặc áo thun  vàng, quần jean đến hỏi: -Anh có đi Vũng Tàu không ? -Có, nhưng hơi mắc đó! -Là bao nhiêu? -60 đồng cả đi lẫn về. -Được, nhưng em có một thỏa thuận thế này. Anh chở em ra Vũng Tàu ,  giao hàng xong thì đưa em về lại Sài Gòn lúc đó em sẽ trả cho anh 70 đồng, bao luôn cơm trưa được chưa ? Một chút do dự trước cô gái nhưng tôi gật đầu luôn và nói: -Nếu vậy thì cô ứng trước cho tôi 40 đồng đổ xăng ! Cô gái chợt nở một nụ cười và nắm lấy tay tôi sờ xuống vòng eo , dưới làn vải, tay tôi chạm vào những khối nhỏ hình chữ nhật quấn quanh vòng bụng tựa như một băng đạn. - Tiền vàng của em ở đây này, anh yên tâm đi khi về em sẽ trả đủ cho anh. Thế là chúng tôi lên đường, đối với một người lái xe lâu năm như tôi, thì cuốc xe này có giá tốt, nhưng trong lòng vẫn th

Sách hay : TÌM ĐẸP 1 - Đoàn Thêm

Hình ảnh
TÌM ĐẸP- Đoàn Thêm - 2. CÁC PHƯƠNG THỨC MỸ NGHỆ.   Để thực hiện một mỹ thức Motif ( chữ Motif theo từ điển Đào Đăng Vỹ là kiểu vẻ, theo từ điển Đào Duy Anh là kiểu trang sức, song như vậy không rõ ràng, vì chính ở các từ điển này chữ "kiểu" cũng được dùng để dịch tiếng " style" và tiếng " modèle". Vì motif là hình nào chính yếu tô điểm một đồ vật như " chùm nho, con cóc" ở các xà nhà, nên xin tạm dịch là mỹ thức cho tới khi nào ai tìm ra tiếng đúng hơn. Bởi Việt ngữ còn quá nghèo nàn về danh từ mỹ thuật, nên trong bài này, cần ghi thêm nhiều tiếng chuyên môn bằng ngoại ngữ mà chưa ai lo dịch. Mỗi nhà mỹ nghệ dùng khí cụ riêng, đưa tay theo những tác động riêng mà tổng số hợp thành một kỹ thuật cổ truyền hoặc mới được phổ biến.  Như một bó hoa huệ, có thể thêu bằng kim với nét khâu mũi chỉ ( points) hay đắp nổi bằng vữa (reliefs) với chiếc bay của thợ hồ, hoặc trên gỗ với lưỡi đục của thợ mộc, hoặc dập cho lồi ra (repoussé) trên

Flash cho mầm non : Sự biến hình của loài bướm.

Hình ảnh
                  Ong, kiến, bọ rùa, cũng như nhiều loại côn trùng khác khi ra khỏi vỏ trứng                   thì thay đổi hình dạng. Người ta gọi sự thay đổi hình dạng này là sự biến hình.                   Riêng loài bướm đặc biệt hơn, sự biến hình xảy ra nhiều lần. Ban đầu chui ra khỏi trứng là một con sâu nhỏ. Sâu ăn rất nhiều và lớn cũng rất nhanh. Vì lớn nhanh, sâu phải thay lớp vỏ bên ngoài. Sâu lớn bắt đầu dệt cho mình một cái kén và chui vào trong đó. Nó đã biến thành con nhộng. Trong kén, nhộng lại biến hình... Đến một ngày nào đó, nó trở thành một con bướm rực rở sắc màu.