Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2016

ĐỌC THƯ BÀ - Thụy Anh

Hình ảnh
Hôm nay cu Dế Nhận thư của bà Bà gởi tranh gà Đẹp ơi là đẹp Dế con dọn dẹp Nhà cửa gọn gàng Rồi ngồi đàng hoàng Đọc thư bà gởi Đây là chữ A Dế con đã thuộc Đây là chữ BỜ Bây giờ mới biết Dế đọc mãi miết Mới được chữ BÀ Thế mà cả nhà Cùng khen cu Dế.

BÁC TRÊ ĐỰC TẬN TỤY - Trần Đức Tiến

Hình ảnh
Tháng tư biển ấm, loài cá vào mùa sinh nở. Một sáng mai thức dậy, cư dân vịnh Đá Chìm không nhìn thấy bác trê biển đực đâu nữa. Mãi mới phát hiện bác nằm bẹp trong hốc đá sâu dưới đáy biển, đôi mắt khép hờ mệt mỏi, miệng sưng tướng lên. - Bác đau răng à? Hay bác ốm? - Hay có đứa nào đánh bác? - Bác muốn ăn gì chúng tôi kiếm cho? Bọn cá trích, cá hồng, cá đối, cá lòng tong... xúm lại ái ngại hỏi thăm tỏ vẻ muốn giúp đỡ, nhưng bác trê đực một mực im lặng, khẽ ngúc ngắc đầu. Chỉ có ả thờn bơn là tìm cách đặt điều, bởi quen tính nói xấu sau lưng người khác nên miệng cô ả mới lệch hẳn sang một bên. - Dào ôi, ốm đau gì. Chắc hôm qua vớ được món ngon, chén cả một mình mới sinh ra thế. Chuyện đến tai, bác trê đực không buồn để tâm. Thời gian trôi đi, bác cứ quanh quẩn ra vào hốc đá, hầu như chẳng kiếm được gì ăn nên gầy rộc, riêng miệng vẫn sưng to. Bác đi lại có vẻ lờ đờ mệt mỏi lắm. Cho đến một hôm, lũ cá vịnh Đá Chìm bỗng được chứng kiến một cảnh tượng kỳ

THỎ THẺ - Hoàng Tá

Hình ảnh
Hôm nào ông có khách Để cháu đun nước cho Nhưng cái siêu nó to Cháu nhờ ông xách nhé! Cháu ra sân rút rạ Ông phải ôm vào cơ Ngọn lửa nó bùng to Cháu nhờ ông dập bớt Khói nó chui ra bếp Ông thổi hết khói đi Ông cười xòa: “Thế thì Lấy ai ngồi tiếp khách ?”.

BÀ KỂ CHUYỆN - Thy Ngọc

Hình ảnh
Có cô Tấm Rất chăm làm... Có kẻ tham... Vàng đổi khế... Có em bé Diệt giặc Ân Có vết chân dài mấy thước Truyện kể trước, truyện kể sau Kể đến đâu thuộc đến đấy Ai kể vậy? Chính là bà Bà thì già, cháu thì bé Nhưng như thể, đôi bạn thân Truyện rì rầm, mà vui quá.

GẤU CON BỊ SÂU RĂNG .

Hình ảnh
Các bạn nhỏ ạ ! Tôi là một con Sâu Răng. Trước đây tôi sống thoải mái trong miệng một chú Gấu Con. Chú Gấu này rất lười đánh răng. Ngày ngày, tôi và các bạn của tôi đục khoét các kẽ răng của Gấu Con để nhặt thức ăn. Món ăn mà tôi ưa thích nhất là sôcôla và bánh kẹo. Một hôm, vào ngày sinh nhật của Gấu Con, các bạn đến dự rất đông. Mèo và Thỏ mang bánh ga tô, các bạn chim mang các viên kẹo đủ màu sắc, Chó mang đến một hộp kẹo sôcôla, còn Rùa mang bánh bích quy đến tặng Gấu. Gấu ta .thích lắm, chú ăn rất ngon lành và không ngớt lời khen : “Ôi ! Sao toàn thứ ngon thế này ! Tôi cảm ơn các bạn”.   Khi buổi tiệc sinh nhật tan, các bạn đã về hết. Như thường lệ, Gấu Con không đánh răng mà nhảy tót lên giường đi ngủ. Chỉ chờ có thế, chúng tôi - những con sâu răng nhảy ra mở tiệc linh đình. Chúng tôi gặm, cậy, đục, khoét những chiếc răng bám đầy bánh kẹo của Gấu Con. Đêm đó, Gấu ta kêu gào thảm thiết vì đau nhức răng. Hôm sau, Gấu Mẹ phải đưa Gấu Con đến bác

CHÁU NGOAN CỦA BÀ .

Hình ảnh
Bà nội bé Lan đã già lắm rồi, tóc bà đã bạc trắng, khi đi,  bà phải chống gậy. Lan yêu quý bà lắm, bà cũng rất yêu quý Lan. Mỗi khi đi học về, Lan thường đọc thơ, kể chuyện ở trường ở lớp cho bà nghe.  Bà ôm Lan vào lòng mỉm cười, âu yếm nói: “Cháu của bà ngoan lắm!”. Mùa đông dã đến rồi, trời lạnh lắm. Chiếc chăn của bà đã cũ, nhà Lan nghèo  nên chưa mua được chăn mới cho bà. Mẹ rất lo đêm ngủ bà không đủ ấm.  Thấy vậy, bé Lan nói: - Mẹ ơi, mẹ đừng lo! Con sẽ ngủ với bà để sưởi ấm cho bà. Từ đó, đêm nào Lan cũng ngủ với bà. Nửa đêm, mẹ không yên tâm, sợ bé lan kéo chăn  của bà nên rón rén vào buồng xem sao. Me thấy bé Lan đang ôm bà, ngủ ngon lành,  còn bà hình như đang thì thầm: “Ấm quá, cháu của bà ngoan quá”.

NỔI NHỚ HAI NƠI- Nguyễn Đình Ảnh .

Hình ảnh
Hè, nhớ bà ngoại Cháu vội sang thăm Mới ba bốn hôm Đã nhớ bà nội Nửa muốn ở lại Nửa muốn về ngay Năm sau ,cũng dịp hè này Bà ơi, cháu lại sang đây thăm bà .

BÉ TRỒNG LÚA - Phạm Hổ

Hình ảnh
Bé dồn đấy cát Từng đống con con Cắm nhúm cỏ non Thành hàng thẳng thẳng Hai bàn tay trắng Như cánh bồ câu Reo vỗ vào nhau " A! A! lúa mọc " Trên cành dâm bụt Sáo sậu đứng nhìn Bé đi múc nước Tưới hàng lúa xanh.

BÚT CHÌ TRỞ LẠI-

Hình ảnh
Trên bàn của Bin luôn có nhiều dụng cụ học tập : Thước kẻ, bút chì cục tẩy, bút màu.. Một hôm, bút chì bỗng gào toáng lên với các bạn : -Không công bằng , thật không công bằng ! Cậu chủ dùng tôi để viết chữ rồi lại dùng gọt cắt ngắn tôi đi. rồi lại lấy tẩy xóa đi những chữ tôi đã viết... Tôi không thể chịu đựng sự bất công này nữa, tôi phải đi ngay lập tức... Đúng lúc Bin mở cửa vào phòng. Bút chì vội nhảy vào sọt giấy... Bin bèn đem đổ vào sọt rác... - Ôi  tôi đang ở đâu thế này ?Vừa bẩn vừa hôi... -Đây là thùng rác, ống bơ rỉ nói.... Sáng hôm sau, chú công nhân đến kéo thùng rác ra, bút chì ngay lập tức lấy hết sức nhảy ra và trốn thoát... Bút chì cũng tìm được về đến nhà, Tất cả những  người bạn reo hò sung sướng khi thấy bút chì trở lại....

NIỀM VUI CỦA MÈO CON . Lê Mạnh Tiến

Hình ảnh
Mèo con sắm tết chợ xa Đêm đêm thấp thỏm, canh ba dậy rồi Mèo đi sương lộp độp rơi Nghêu ngao hát gọi mặt trời dậy mau Mèo mua tặng mẹ vải màu Mèo mua một rổ trầu câu tặng bà Lá dong gạo nếp tặng cha Tặng câu đối đỏ ắt là ông vui Có quà cho đủ mọi người Phần mình sực nhớ hết rồi tiền tiêu Vậy mà mèo vẫn vui nhiều Nghêu ngao hát múa đường chiều xuân sang.

ĐÁM MÂY ĐEN XẤU XÍ - Nguyễn văn Thắng

Hình ảnh
Dải mây trăng yểu điệu lượn gần tới đám mây đen xấu xí. Nó đỏng đảnh liếc mắt sang  đám mây đen bĩu môi:  -Nhọ nhẻm nhọ nhem thế mà cũng gọi là mây. Thật xấu hổ. Rồi cùng với làn gió nhẹ, dải mây trắng thướt tha trong tà váy bồng xốp trắng tinh  lướt qua mặt đám mây đen một cách kiêu ngạo. Mây trắng nhởn nhơ dạo chơi  trên những mái nhà, những cánh đồng khô khát.  Mây đen vẫn chỉ lặng im. Nó cúi nhìn xuống cánh đồng hạn hán và nghĩ ngợi: “Mình sẽ làm gì để giúp đỡ các cô bác nông dân được nhỉ?”. Nó cố chịu đựng một cái nóng bức dữ dội của ngày hè. Mỗi lúc, đám mây đen một thêm xạm lại, nặng nề, có vẻ như càng xấu xí hơn. Rồi không biết vì thương các bác nông dân hay thương cánh đồng đang khát nước dưới kia, đám mây đen bỗng òa khóc. Những giọt nước mắt của nó trong trắng tinh khiết và mát rượi thấm vào lòng đất mẹ thân yêu.  Những cánh đồng reo vui, những cỏ cây hoa lá bừng tỉnh, ríu rang nói cười như  trong ngày hội. Tất cả đều cám ơn đá

MẮT ĐỂ LÀM GÌ ? Phạm Hổ

Hình ảnh
Bò mẹ đố Bê: - Mắt để làm gì? Bê nghĩ một lúc. - À.. à đôi mắt Để ngủ mẹ ơi! Bò mẹ cả cười  - Thế con nhắm mắt Thử đi mấy bước Mẹ xem tí nào! Nhìn trước ngó sau Rồi Bê nhắm mắt  - Thử đi mấy bước Để mẹ xem sao! Bê bỗng húc đầu - Cái gì thế nhỉ? Ra mẹ xoay người  Chặn đường Bê đấy Mà Bê không thấy Bê cứ húc vào Bê được xoa đầu Được nghe mẹ dạy - Mắt chính để nhìn Chắc con đã thấy!

CÁI ĐUÔI CỦA SÓC NÂU - Bích Hồng

Hình ảnh
Sóc Nâu có cái đuôi bông thật tuyệt vời. Nó thường tự hào và hênh hoang về cái đuôi đó. Sóc Nâu thường hay nói với các bạn: - Cái đuôi của tớ đẹp nhất nên tớ là đứa trẻ xinh đẹp nhất, tuyệt vời nhất! Tớ sẽ đi khắp khu rừng để cho mọi người thấy… Rồi Sóc Nâu bắt đầu lên đường. Gặp Gấu Đen, nó hí hửng chìa cái đuôi ra khoe. Gấu Đen bảo: - Cái tát của Gấu này mới tuyệt vời. Chú này có muốn thử không? Sóc Nâu lắc đầu. Nếu bị Gấu tát thì chắc là đau lắm. Sóc nâu xấu hổ bỏ đi Một lúc sau sóc nâu gặp hổ vằn. Nó lại đem cái đuôi bông ra khoe. Lão hổ vằn gầm lên một tiếng vang trời : -Móng vuốt của loài chúa sơn lâm chúng ta mới là tuyệt vời, hiểu chưa , nhóc con ? Sóc nâu sợ qúa chạy biến vào rừng sâu. Ở nhà, Sóc mẹ đi tìm mãi mà không thấy Sóc Nâu đâu. Khi trở về, gặp trận mưa to. Sóc mẹ bị ướt và cảm lạnh. Lũ thú nhỏ thương Sóc mẹ lắm, chúng rủ nhau đến săn sóc Sóc mẹ. Thỏ thì kiếm hạt dẻ, khỉ vào rừng tìm lá thuốc, Hoẵng ra suối lấy nước….

GIẤC MƠ KỲ LẠ - Nguyễn Bích Ngọc.

Hình ảnh
Trong ngôi nhà kia có cô bé tên là Mi Mi. Mi Mi rất lười ăn nên lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi và không muốn làm gì cả, suốt ngày chỉ muốn nằm ngủ thôi. Một hôm, mệt quá, cô bé ngủ thiếp đi. Trong giấc mơ, cô vô cùng ngạc nhiên khi thấy các bộ phận của cơ thể lại có thể trò chuyện được với nhau. Cô thấy anh Tay nói chuyện với anh Chân:  Này anh Chân, không biết tại sao dạo này tay của tôi lại mỏi thế,không muốn làm gì cả. - Tôi cũng thế, hay chúng ta cùng đến hỏi bác Tai cho ra nhẽ đi! – Anh Chân cũng lên tiếng. Anh Tay và anh Chân cùng đi đến nhà bác Tai. Họ gọi: - Bác Tai ơi, bác Tai! Họ gọi một câu, rồi ba câu cũng không thấy bác Tai trả lời. Một lúc sau, bác Tai mới lên tiếng: - Ai đấy? Ai gọi tôi đấy? - Chúng cháu đấy, Tay , Chân đây! - Có chuyện gì thế? - Bác nghe được nhiều điều, bác có thể cho chúng cháu biết, tại sao dạo này chúng cháu lại mệt mỏ tế? - Tôi không thể nói cho các anh rõ được vì dạo này tôi cũng ù lắm, không nghe được g