Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2014

Truyền thuyết Hạt lúa thần.

Hình ảnh
Tục truyền ngày xưa khi vua Hùng mới dựng nước, ven các con sông Thao, sông Đà, sông Lô đất đai màu mỡ, cây cối tốt tươi. Cư dân Văn Lang vẽ chàm vào người xuống đồng bắt cá về ăn. Vùng đồng kẻ Gáp, kẻ Vầy cá nhiều vô kể, ăn cá mãi cũng chán. Các cụ già làng thường thấy trên những bãi bồi hàng năm nở lên những vạt cây tốt nhanh, lá giống lá mía, thân như thân lau, nở từng bụi sum suê, bông trĩu, quả to, có quả như cái thuyền con, khi quả chín rụng xuống đất, chim sóc cứ mổ mà ăn không xuể. Các già làng liền rủ nhau lấy rìu bổ ăn thử, ăn vào đến đâu thấy dễ chịu đến đấy, nếu đem cho vào ống nứa đốt như nấu khoai mài, ăn thấy càng thơm ngon. Thấy vậy, dân làng rủ nhau đi nhặt về để dành ăn vào mùa đông rét mướt. Nhưng có năm cây vẫn tốt, lúc ra hoa trời nắng bông lại lép kẹp, bông thì to nhưng cứ giơ thẳng lên trời như những mũi mác, cả làng cả bản tha hồ đốt cây trầm hương gọi là vía, gọi hồn hạt cũng không to, bông vàng không trĩu xuống. Vua Hùng thấy vậy, cù