TÍNH CÁCH TRẺ EM THỂ HIỆN QUA TRANH VẼ.
Không có đứa trẻ nào không từng nghệch ngoạc những đường nét đơn giản hoặc những vệt màu rực rỡ trên giấy, lên đất hay tường nhà.. Chúng sử dụng hội họa như một trò đùa ngây thơ. Nhưng không phải rồi đây đứa trẻ nào cũng trở thành họa sĩ, mặc dù không ít phụ huynh vẫn thường ao ước điều ấy. Tuy nhiên đó chưa phải là điều quan trọng. Trong lúc chờ đợi con mình có trở thành một Picasso hay không, tốt nhất chúng ta tìm cách hiểu chúng qua những tác phẫm mà chúng để vương vãi trong nhà.
Cũng như lời nói, bức tranh là một phương tiện giao tiếp, tuy nhiên nó tế nhị hơn trong việc giải mã. Từ khi còn nhỏ xíu, bạn hãy cất giữ chúng, như vậy bạn sẽ theo dỏi được sự tiến bộ của con mình.
Ngoài những tính chất nghệ thuật, bức tranh còn gửi gắm những quan tâm, những cảm xúc của người họa sĩ tí hon, nhưng dường như bọn trẻ không ý thức được điều đó. Tuy vậy màu sắc mà chúng sử dụng, cường độ của nét bút, bố cục của bức tranh thì " biết nói ".
Xem tranh của trẻ cứ để cho chúng tự bình luận cũng là một cách trò chuyện với chúng. Nếu có những chủ đề cứ lặp đi lặp lại nhiều lần thì ta cần lưu ý.
1- Từ những bức tranh lem nhem đến những hình người nghệch ngoạc :
Khoảng 1-2 tuổi : Vẽ lem nhem - Khi vẽ chúng nhấc bút lên khỏi mặt giấy.
Khoảng 2 tuổi : Thường vẽ vòng tròn , biểu tượng cho người.
Khoảng 3 tuổi : Vẽ vòng tròn cho đầu và thân mình, tay chân là những đường thẳng.
Khoảng 4 tuổi : Vẽ hình người trở nên tinh tế hơn, vẽ mắt . mũi. miệng dưới hình dạng nét gạch, chấm hoặc vòng tròn nhỏ.
5-6 tuổi : Vẽ giống người thật hơn, đầu thân là những hình tròn, tay chân liền với thân, quần áo đã bắt đầu xuất hiện.
7 tuổi : Không chỉ vẽ thẳng trực diện mà còn biết vẽ nghiêng.
Đến 12 tuổi: Những bức tranh đã trở nên giống thật hơn, chúng có thể tài hiện lại những gì chúng thấy.
2- Vị trí trong bức tranh :
- Bố cục trên giấy : Vị trí đường nét trong bức tranh có thể nói lên vài điều:
Ở bên trái liên quan đến quá khứ và người mẹ.
Ở giữa là chính nó
Ở bên phải là tương lai và người cha.
Nét vẽ mà chúng sử dụng nói lên tính cách của chúng :
Nét mờ : Kín đáo . nhút nhát.
Nét đè mạnh : Hung hăng, khiêu khích.
_ Màu sắc : Ở mẫu giáo bọn trẻ đã biết đến màu sắc, nó thử tất cả các màu và đều thích các màu như nhau.
Khi vào tiểu học, chúng chọn một vài màu thích nhất ( Khoảng 4-6 màu thường là màu nóng )
3- Chân dung của đứa trẻ :
- Nhút nhát : Chúng vẽ mờ, hay dùng thước kẻ và tẩy chứng tỏ thiếu tự tin . Chúng thường dùng ít màu (màu lạnh )
Xanh lam, xanh lá - tím - đen - xám . Đặc điểm nữa là chúng sử dụng ít diện tích của giấy vẽ, hỉnh người thường ờ phía dưới như muốn nói em thích sống khép kín.
- Cân đối - hài hòa : Cường độ nét bút vừa phải, sử dụng màu nóng và rõ ràng , có xu hướng tập trung nhân vật vào giữa Hình người hài hòa với tổng thể.
- Hung hăng : Tổng thể bức tranh bị chia cắt ra, nhân vật trong tranh thường là kẻ xấu ( Cướp biển, súng , dao nhọn ) Vẽ miệng rộng, hở răng, khó kiểm soát nét vẽ. Ấn bút mạnh có khi rách cả giấy
- Ưa hoạt động : Cần nhiều giấy để vẽ , vẽ vài nét là vứt bỏ ,do đó khó có thể hoàn thành một bức tranh. Dùng nhiều màu nóng ( đỏ - cam - vàng- trắng )
-Bệnh hoặc tàn tật : Sử dụng màu mờ , xỉn , buồn . Trẻ điếc thường vẽ người tai to hoặc khg có tai.
- Trẻ bị ngược đãi : Vẽ hình ngưởi cụt, ăn mặc cẩu thả với cơ thể mất cân đối, hoặc nghiêng thể hiện sự thua thiệt
hoặc không có khả năng tự vệ ( màu đỏ và đen được dùng nhiều nhất)
4- Ngôn ngữ của các nhân vật trong tranh :
- Ngôi nhà : Tập trung ở giữa , có đầy đủ cửa sổ cửa đi là dấu hiệu của sự cân bằng . Đứa trẻ có cha mẹ li hôn thường vẽ hai căn nhà , trẻ mồ côi thường vẽ nhà không cửa sổ, cửa đi.
- Mặt trời : Thường là biểu tượng cho người cha. Mặt trời rực rỡ tia sáng chói chang là tình cảm cha con tốt đep và ngược lại mặt trời xanh xao yếu ớt bị che khuất là bé có tâm sự.
_ Nước : Hay xuất hiện trong tranh các bé hay đái dầm.
_ Con vật hung dữ : Bé lo âu, sợ hải.
_ Cá : Là sự thoải mái.
_ Bố mẹ khi được vẽ vào tranh là gia đình đầm ấm hạnh phúc.
Theo SANTÉ magazin 7/98
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét.