MỘT LẦN GẶP NHÀ THƠ BÙI GIÁNG.




Tháng 4 năm 1989, năm cuối trường ĐH Mỹ Thuật/TP. HCM .Buổi sáng từ phòng vẽ trên lầu nhìn xuống ngã tư đường Phan Đăng Lưu - Nơ trang Long, thường thấy một ông già, người nhỏ thó mặc rất nhiều lớp áo, vai gánh hai túi đệm đứng ngay giữa ngã tư và làm động tác chỉ đường và phân luồng như cảnh sát giao thông.Người qua đường có người tò mò nhìn lại, người thì phớt lờ đi luôn. Bạn tôi bỗng thắc mắc hỏi người nào mà kỳ dị thế, Tôi cũng đoán chừng rồi nói : Chắc là nhà thơ Bùi Giáng. Người bạn rũ tôi xuống đường mời ông đi uống cà phê.Hai chúng tôi đi tới ngã tư trong lòng rất háo hức vì được gặp một nhà thơ trứ danh là tác giả nhiều bài thơ và truyện dịch của Ông mà tôi đã được đọc. Từ trong lề đường, chúng tôi gọi lớn : - Thầy ơi, Thầy ơi . Ông bỗng quay lại theo hướng gọi và đi về phía chúng tôi. Ông nhìn chúng tôi với vẽ dò xét:- Sao hai em biết tui? Tôi nói hai em biết Thầy là nhờ thấy ảnh trong tạp chí Văn, Ông cười và hai ánh mắt lấp lánh rất sáng, khác với vẽ điên điên thường thấy.Chúng tôi ngỏ lời mời ông đi uống nước, ông bèn chỉ vào một cái quán gần đó. Chủ quán là một người đàn bà không đẹp nhưng trắng trẻo và phốp pháp. Vừa bước vào quán là ông vổ ngay vào mông bà chủ, bà chủ quay lại cười , hình như đã quen .Các Thầy uống gì? Ông chỉ ngay vào mấy chai bia ( hồi đó gọi là bia lên cơn ), sau khi khề khà mấy ly, Ông chợt chỉ vào lớp áo đang mặc và kể:- Mấy em biết không? Tui mặc như ri là để chống lại bọn con nít ném đá, ông giở nón ra và chúng tôi thấy trên đầu có một miếng băng trắng xóa, dấu tích của một trận ném đá hôm trước.Rồi ông khoe,cái áo sơ mi caro là của Trịnh công Sơn tặng, áo vàng cà sa là thầy chùa cho...Tôi nhìn vào trong hai túi đệm thỉ thấy nhiều giấy vụn nhưng rất sạch và một quyễn sổ bìa đen lớn, trong đó chép những bài thơ mới của ông.Khi thấy chúng tôi tò mò, ông cầm quyễn sổ và giữ kĩ như sợ bị mất .Chúng tôi tranh thủ xin ký họa chân dung của ông, ông chợt nói: Người ta vẽ tui nhiều lắm, Đinh Cường ở Mỹ có vẽ chân dung tui mà không cho đồng nào cả! Chúng tôi hơi lo bèn nói lãng qua chuyện khác, nào đã đọc Hoàng tử Bé, Cỏi người ta, Tô Man Thù nhà sư vướng lụy ... và hỏi luôn Mẫu thân Phùng Khánh là ai ? Giọng ông trở nên sôi nổi, nói thao thao bất tuyệt..Sau khi vẽ xong, chúng tôi đưa cho ông xem, ông lấy bút đề tặng mấy câu thơ và ký tên Búi Giàng Bùi. Bà chủ quán nãy giờ đứng nghe đến nhắc: Mấy chú kêu xích lô đưa ông về , ông mau say lắm đó !. Chúng tôi gởi tiền nhờ bác xích lô chở ông về,lên xe ông vẫy tay chào rồi nói:   Về xóm gà.






T H Ủ  B Ú T    B Ù I  G I Á N G





Cô Kim Cương
9/ Hoàng Diệu
Kính mong cô lưu ý
lo giùm cho người bạn của Búi Giàng
tên là phạm Văn Xuân
Cô có quen thân với 
Bùi Văn Nam Sơn
hay không
Vô cùng quý chuộng cô.



Phạm Văn Xuân
và Nam Sơn có điệu cười
ngộ nghĩnh lắm
như hai ca diếp Phật
mong Cô Kim Cương lưu ý
tuyệt đối
Cô có gặp lại Phùng Khánh
hay không ?


Ông Trời o bế Bà Trời
Bà Trời trắng nõn Ông Trời đen thui.




CÁC NGƯỜI ĐẸP TRONG THƠ BÙI GIÁNG




MARILYN  MONROE  (  MÃ LỆ LINH MỘNG LỔ )





                                                         NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU



NI SƯ TRÍ HẢI ( MẪU THÂN PHÙNG KHÁNH )




                                                          Con thương Phùng Khánh vô ngần
                                                    Phùng Thăng thân mẫu cũng gần như nhiên
                                                           Nguyệt rừng lộng lẫy man nhiên
                                                   Trăng ngàn thơ dại ngậm nghiêng nghiêng vành

                                                                                          Bùi Giáng

Phùng Khánh ( 1 từ trái qua)

   
                                                               


                                                                   Phùng Khánh thời sinh viên

Là dịch giả Câu chuyện của dòng sông lần đầu tiên 1965- NXB Lá Bối. đã được tái bản ba lần. Trang đầu cuốn sách có ghi tên dịch giả là Phùng Khánh- Phùng Thăng và các tác phẫm : Bắt trẻ đồng xanh, Triết học Phật giáo, Gandhi tự truyện, Câu chuyện triết học, Thanh tịnh đạo luận, Thắng Man, Tạng thư sống chết, Giải thoát trong bàn tay. Ni trưởng còn trước tác một số tác phẫm khác: Toát yếu Trung Bộ Kinh  và những bài giảng về Phật học.



NGHỆ SĨ KIM CƯƠNG






KIM CƯƠNG - BÙI GIÁNG

Nghệ sỹ Kim Cương tên đầy đủ là Nguyễn Thị Kim Cương, sinh năm 1938. Tuổi thơ của bà là những chuỗi ngày cô đơn trong tu viện, thiếu tình thương của gia đình. Là con nhà nòi, đã mấy đời gắn bó với sân kháu cải lương Nam Bộ. Kim Cương lại sớm thành danh trong rất nhiều vở cải lương và kịch nói nổi tiếng như: Đắc Kỷ, Điêu Thuyền, Lá sầu riêng, Dưới hai màu áo, Nhân danh công lý, Tania...Bà tham gia điện ảnh từ khi “nghệ thuật thứ 7” mới còn phôi thai ở Sài Gòn. Vào những năm cuối thập niên 1950, Kim Cương tuy còn rất trẻ nhưng đã được xem là một ngôi sao sáng của Sân khấu và màn bạc Sài Gòn. Vai diễn của bà sáng lóa trong nhiều bộ phim như Đôi Mắt Huyền, Mưa Rừng, Nữa Đời Hương Phấn, Chiếc Bóng Bên Đường, Tứ Quái Sài Gòn….Gương mặt khả ái của Kim Cương luôn xuất hiện trên bìa nhiều tờ báo thời bấy giờ như Màn ảnh sân khấu, Kịch ảnh, Tiếng Chuông hay Lẽ Sống….Nữ nghệ sĩ Kim Cương còn viết nhiều vở kịch thành công. Bà được Trung Tâm Sách Kỷ Lục Việt Nam xác lập kỷ lục là “Nữ tác giả sáng tác kịch bản sân khấu nhiều nhất Việt Nam”. Kim Cương đã viết trên 50 kịch bản, trong đó có nhiều vở diễn đến nay vẫn còn đọng lại trong trí nhớ người hâm mộ như: Lá sầu riêng, Dưới hai màu áo, Trà hoa nữ, Tôi làm mẹ, Vực thẳm chiều cao, Bông hồng cài áo…Nghệ sỹ Kim Cương làm nghệ thuật được đời phong tặng là bậc “Kỳ nữ”. Trong kinh doanh nghệ thuật bà cũng lại thành công rực rỡ, không ai sánh bằng. Đó là điều xưa nay hiếm đối với một nghệ sỹ.Trong suốt hơn 40 năm hoàng kim của nghiệp diễn, nghệ sỹ Kim Cương đoạt được nhiều giải thưởng cao quý….Vinh quang không sao kể hết nhưng hạnh phúc đơn sơ của một người phụ nữ ở bà lại đắng cay chua xót đến cô độc! Để bù lại nỗi bất hạnh đó, ông trời hình như đã cho kỳ nữ Kim Cương "ngự trị" trong cuộc đời, trong tâm hồn và trong sáng tác của thi sỹ Bùi Giáng. Với Bùi Giáng, Kim Cương là "Đệ nhất mỹ nhân" trong thiên hạ. Ông yêu Kim Cương bằng một tình yêu dâng hiến đến cuồng si. Chỉ có thể nói đó là một tình yêu bất tử. Kim Cương còn giữ rất nhiều bài thơ của Bùi Giáng viết tặng bà. Quen ông, khi bà mới ở tuổi mười chín đôi mươi. Sau vài lần tiếp xúc, bà thấy ở Bùi Giáng toát lên cái gì đó "kỳ cục", không bình thường, nên bà hoảng sợ, lẩn trốn ông. Đeo đuổi mãi không được, Bùi Giáng thở dài nói: Thôi, chắc cô không ưng tôi vì tôi lớn tuổi hơn cô (Bùi Giáng lớn hơn Kim Cương mười mấy tuổi), vậy cô hứa với tôi là sẽ ưng thằng cháu của tôi nhé. Nó trẻ, lại đẹp trai, học giỏi. Kim Cương ngần ngừ: Thưa anh, chuyện tình cảm đâu có nói trước được. Tôi không dám hứa hẹn gì đâu, để chừng nào gặp nhau hẵng tính... Ý bà muốn trì hoãn, nhưng Bùi Giáng đã đùng đùng dắt thằng cháu nhỏ mới... 8 tuổi đến trình diện... Kim Cương hết hồn và bà hiểu ra rằng, bà đang phải đối diện với một con người quá ư không bình thường!Như kẻ bị chối từ tình yêu. Từ đó, Bùi Giáng mỗi năm bệnh một nặng hơn. Ông sống vô gia cư, không vợ con, không nơi nương tựa. Suốt ngày đi lang thang trên đường, ngoài phố, la hét điên rồ. Trên người ông mang đủ thứ, nào hộp lon đeo lủng lẳng, cờ súy giắt sau lưng, áo quần lôi thôi, lếch thếch...Rồi cứ nhắm địa chỉ nhà Kim Cương mà tới! Hễ chậm mở cửa là ông hò hét, đập phá, chửi bới um sùm, làm náo loạn hàng xóm... Nhiều lần ông say khướt, nằm bệt dưới gốc cây trước nhà Kim Cương, mọi người phải khiêng vào. Bà lắc đầu bảo: Sợ ổng chết. Tướng tá vầy có thể chết bất cứ lúc nào. Nhưng khiêng vô rồi cũng sợ rủi ổng chết trong nhà mình. Mà điều, không nỡ bỏ ổng lăn lóc ngoài đường, thấy tội quá!Vào được nhà, tiện tay xé bất cứ tờ giấy, tờ lịch nào là Bùi Giáng viết thơ tặng bà. Nguồn thơ yêu đương cứ tuôn trào như không khi nào vơi cạn. Về sau, thấy ông quậy phá quá, không chịu nổi nên Kim Cương đã nghĩ ra cách: nhất định không mở cửa, mà đưa giấy bút qua khe cửa cho ông viết thơ. Bùi Giáng hí hoáy viết một hồi, rồi tặng lại Kim cương, ông vẫy tay chào tạm biệt, vui vẻ quay đi, tâm trạng hồn nhiên, mãn nguyện. Từ đó, Bùi Giáng không còn “phá” bà Kim Cương nữa. Suốt 40 năm, 10 cuốn sổ tay đã đầy ắp những ghi chép của ông viết tặng "nương tử Kim Cương". Bà trân trọng gìn giữ như là một kỷ vật thiêng liêng của một tài năng khổ hạnh nhất, một kỷ niệm đớn đau, u sầu.
Những vần thơ yêu với nét chữ ngả nghiêng, chệnh choạng mà hồn nhiên say đắm đến lạ kỳ.

                                                       … Kể từ tao ngộ đầu tiên
                                               Kim Cương vô tận, thuyền quyên vô cùng
                                                            Bốn mươi năm đã lẫy lừng
                                               Âm thầm tưởng niệm lạ lùng giai nhân
                                                            Trái tim thiết thạch vô ngần
                                                      Từ tam thu tới tử phần hôm nay
                                                             Kể từ sử lịch xa xuôi
                                                      Bất ngờ một bận bùi ngùi yêu em

Quả thật, mối tình bi tráng đơn phương Bùi Giáng - Kim Cương là đẹp nhất trên thế gian này!

                                             ( Chép lại từ blog Đinh Quang Tỉnh)


                                                            
    C H Â N  D U N G    B Ù I  G I Á N G
  


Họa sĩ Đinh Cường




                                                Hỏi tên? Rằng biển xanh dâu,
                                         Hỏi quê? Rằng mộng ban đầu rất xa,
                                                Gọi tên là một hai ba,
                                         Ðếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm





Sư thầy Thích Nguyên Tạng kể: “Vào giữa trưa nắng gắt ngày mùng 10 tháng 11 năm 1993, tại chùa Pháp Vân, Gia Định, Sài Gòn - Thi sỹ Bùi Giáng đã tự tay chép “Tiểu Sử Tự Thuật” của đời mình vào một cuốn sổ, rồi cung kính gửi lại nhà chùa để ngàn thu lưu chiểu. Xin trích một số mục “gạch đầu dòng” ngộ nghĩnh trong lý lịch tự thuật của ông, mà nếu ta tra cứu kỹ lưỡng thì đây chính là những cột mốc ghi dấu ấn cuộc đời thật không thể phai mờ trong trí nhớ của thi nhân Bùi Giáng:


• 1926: được bà mẹ đẻ ra đời
• 1928: bị té bể trán, vết sẹo còn nguyên kỷ niệm hai năm trời chết đi sống lại.
• 1933: bắt đầu đi học a, b, c...
• 1936: học trường Bảo An với thầy Lê Trí Viễn.
• 1939: ra Huế học tư thục với những thầy Cao Xuân Huy, Trần Đình Đàn, Hoài Thanh Nguyễn Đức Nguyên, Đào Duy Anh, vân vân..
• 1940: về Quảng Nam chăn bò.
• 1942: trở ra Huế, vì nhớ nhung gái Huế.
• 1949: nhập ngũ bộ đội công binh. Hai năm sau giải ngũ.
• 1952: vào Sài gòn
• 1965: nhà cháy mất trụi bản thảo. In vội vàng Sa Mạc Phát Tiết (An Tiêm)
• 1969: bắt đầu điên rực rỡ.
• 1970:
1. Lang Thang Du Hành Lục Tỉnh (Khách sạn Long xuyên Bà Chủ cho ở đầy đủ tiện nghi không lấy tiền).
2. Gái Châu Đốc Thương yêu và Gái Long Xuyên Yêu dấu.
3. Gái Chợ Lớn khiến bị bịnh lậu (bịnh hoa liễu).
• 1971 - 75 - 93 Điên rồ lừng lẫy chết đi sống lại vẻ vang. Rong chơi như hài nhi (con nít).


Bình sinh mộng tưởng vấp phải niềm thương yêu của Kim Cương Nương Tử, Hà Thanh Cô Nương và Mẫu Thân Phùng Khánh (tức Trí Hải Ni Cô). Do đâu mà ra được như thế?
Đáp: Có lẽ đầu tiên kỳ tuyệt là do ân nghĩa bốn bề thiên hạ đi về tập họp tại Già Lam, Vạn Hạnh và Long Huê và Tịnh Xá Trung Tâm và Pháp Vân và xiết bao Chùa Chiền Miền Nam nước Việt, không biết nói sao cho hết…



Bùi Giáng tự họa




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Truyện : Thỏ con không vâng lời. Thơ : Soi gương.

Truyện Cây khế ( Ăn khế trả vàng )

Tranh mầm non : Sự tích cây vú sữa - Truyện : Một bó hoa tươi thắm.